Sả giàu vitamin A, C, folate, các khoáng chất magie, kẽm, đồng, sắt, kali,… Do đó, công dụng của sả không chỉ được dùng trong chế biến ẩm thực, mà còn là cây thuốc quý trong dân gian với nhiều dược tính nổi bật.
Sơ nét về đặc điểm sinh thái của cây sả
Phần lớn loại sả được trồng ở Việt Nam là sả chanh, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sả mọc theo bụi, cao từ 1 – 1,5m, phần rễ có màu ngà trắng hoặc màu hơi tím. Bẹ lá dài, quấn chặt nhau. Mặt lá hơi nhám, tỏa ra mùi thơm dễ chịu.

Sả được sử dụng ở 2 bộ phận chính là thân sả và lá sả. Đây là loại cây dễ trồng và có thể thu hoạch quanh năm.
Công dụng của sả đối với ẩm thực
Trong ẩm thực sả là nguyên liệu quen thuộc trong mọi bữa ăn, bởi những công dụng tuyệt vời như:
Công dụng của sả làm tăng độ đậm đà cho các món ăn
Sả nối bật với tính ấm, vị cay, kèm theo hương thơm, do đó khi làm gia vị giúp các món ăn trở nên đằm vị, ấn tượng và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, đầu bếp còn gia tăng sả vào quá trình tẩm ướp nguyên liệu, giúp khử mùi khá hiệu quả.

Những món ăn không thể thiếu sả được nhiều người yêu thích có thể kể đến như: Bò xào sả ớt, thịt heo giả cầy, lươn nướng sả,…
Công dụng của sả làm tăng hương vị các món hải sản
Như chia sẻ phía trên sả là nguyên liệu giúp khử mùi tanh hữu hiệu nhờ vào đặc tính chứa nhiều tinh dầu thơm tự nhiên. Do đó, sả được xem là thành phần quan trọng trong quá trình tẩm ướp các món hải sản, giúp khử tanh và tăng sự tươi ngon.

Ngoài tẩm ướp, hải sản còn có thể được chế biến (hấp, luộc) cùng sả tươi, hoặc nguyên liệu đã được ướp trước với sả bột.
Công dụng của sả đối với Y học
Các thành phần hóa học chính của sả bao gồm: Citronella, citra, geraniol và citronellol. Với các công dụng chính:
Hỗ trợ tiêu hóa: Các hợp chất kháng khuẩn chứa trong sả có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp tiêu diệt vi khuẩn và vật ký sinh trong ống tiêu hóa và phục hồi lợi khuẩn đường ruột. Các bệnh về đường ruột sả hỗ trợ điều trị khá tốt có thể kể đến như: táo bón, ợ nóng, tiêu chảy, đầy hơi, co thắt dạ dày, buồn nôn.

Kiểm soát Cholesterol: Sả có công dụng hấp thụ cholesterol ở ruột rất tốt, nhờ khả năng can thiệp vào quá trình oxy hóa cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa hình thành các khối xơ vữa trên động mạch. Hàm lượng Kali trong sả cũng khá cao hỗ trợ giảm và điều hòa huyết áp.
Loại thải độc tố: Công dụng của sả giúp thải axit uric, cholesterol xấu, thanh lọc gan, thận, bàng quang và tuyến tụy rất hiệu quả.

Giảm đau khớp, chống viêm: Sả có khả năng kháng viêm giúp ức chế hoạt động của enzyme cyclooxygenase-2 liên quan đến viêm nhiễm, nhất là các tại các điểm khớp của xương.
Ngoài các công dụng đã được nêu trên, sả còn là công cụ để xua đuổi rắn rết hiệu quả, rất được người Việt ưa chuộng. Đặc biệt, đối với chị em phụ nữ sả được xem là một thành phần yêu thích hỗ trợ rất nhiều cho quá trình chăm chút tăng độ mượt cho mái tóc.

Công dụng của sả còn nhiều hơn thế nữa và vẫn còn đang trong quá trình được khoa học khám phá thêm. Nếu không kỵ với hương thơm của sả thì bạn đừng bỏ sót nguyên liệu này để giúp bữa ăn của mình ngon và hấp dẫn hơn nhé!